Tự kỷ luật

Tự kỷ luật

Share this post

Tự kỷ luật
Tự kỷ luật
Những người thành công đều biết điều này: 3 bước tự nhận thức để làm chủ bản thân

Những người thành công đều biết điều này: 3 bước tự nhận thức để làm chủ bản thân

Bạn có tin rằng chỉ 15% người trưởng thành thực sự hiểu rõ mình là ai và mình muốn gì trong cuộc sống?

Thanh Mai từ Tự kỷ luật's avatar
Thanh Mai từ Tự kỷ luật
Sep 27, 2024
∙ Paid

Share this post

Tự kỷ luật
Tự kỷ luật
Những người thành công đều biết điều này: 3 bước tự nhận thức để làm chủ bản thân
2
Share

Bộ phim tài liệu nổi tiếng "Bảy năm cuộc đời" đã hé lộ một sự thật cay đắng: không phải ai cũng có thể nắm giữ vận mệnh của chính mình. 

Bộ phim này đã chọn lọc 14 đứa trẻ thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau để ghi lại cuộc sống của chúng cứ sau mỗi bảy năm, từ khi 7 tuổi cho đến khi 56 tuổi.

Trước tuổi 30, dường như không có nhiều khác biệt giữa những đứa trẻ. Chúng đều mang vẻ ngây thơ, hồn nhiên lúc 7 tuổi và tràn đầy sức sống ở tuổi đôi mươi. 

Tuy nhiên, sau tuổi 30, những thay đổi rõ rệt bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là về ngoại hình. Trong số những người giàu có hoặc những người nỗ lực vươn lên, phụ nữ thậm chí còn thon gọn hơn thời trẻ, đàn ông thì trở nên phong độ, lịch lãm hơn; không có ngoại lệ. 

Ngược lại, những người nghèo trong nhóm lại có xu hướng tăng cân, hói đầu, gương mặt hốc hác và cuộc sống ngày càng đi xuống.

Ảnh: Internet

Sự khác biệt này không chỉ đến từ may mắn hay hoàn cảnh, mà còn từ một yếu tố then chốt: khả năng tự kiểm soát và làm chủ bản thân.

Và để đạt được điều đó, chúng ta cần đạt tới 2 giai đoạn cao nhất của sự trưởng thành theo lý thuyết của Kegan là Giai đoạn 4 - Tự chủ và Giai đoạn 5 - Tự chuyển hóa.

Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể đạt được những phẩm chất đáng quý này? Làm thế nào để thoát khỏi sự trì trệ và nắm bắt quyền kiểm soát cuộc sống của chính mình? 

Hãy cùng Mai khám phá 3 bước quan trọng để rèn luyện tự nhận thức và làm chủ bản thân, để bạn cũng có thể trở thành một trong 15% những người trưởng thành thực sự hiểu rõ mình là ai và mình muốn gì trong cuộc sống này ngay dưới đây.

Tâm trí tự chủ - khi "Tôi" là người cầm lái

Bạn đã nghe nhiều về tự chủ nhưng liệu bạn có thực sự hiểu rõ nó là gì không?

Tự chủ không chỉ đơn thuần là khả năng đưa ra quyết định độc lập, mà còn là một sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức. Theo Robert Kegan, tự chủ là khả năng tự định nghĩa và định hình lại những gì bạn tin tưởng, cảm nhận về bản thân và các mối quan hệ của bạn, thay vì bị động chấp nhận những điều đó từ người khác.

3 trụ cột làm nên sự tự chủ

Để đạt được sự tự chủ đích thực, chúng ta cần xây dựng ba trụ cột vững chắc:

1. Tôi biết điều gì?: Ở cấp độ tự chủ này, bạn không còn là "con rối" của những niềm tin được truyền lại từ gia đình, xã hội hay truyền thông. Bạn có khả năng nhận diện, thẩm định và thậm chí thách thức những niềm tin đó nếu chúng không còn phù hợp. Bạn chủ động tạo ra những niềm tin mới, đồng bộ với giá trị sống của riêng mình, để trở thành "tác giả" của chính cuộc đời mình.

Ví dụ: Một người ở cấp độ tự chủ khi được dạy từ nhỏ phải có niềm tin vào tôn giáo, khi lớn lên có thể tự hỏi: "Tại sao tôi tin vào điều này? Có bằng chứng nào hỗ trợ cho niềm tin của tôi không?”.

2. Tôi là ai?: Tự chủ không có nghĩa là phớt lờ cảm xúc hay hành động một cách bốc đồng. Ngược lại, bạn học cách quan sát và hiểu rõ những suy nghĩ, cảm xúc của mình, từ đó điều chỉnh hành vi để phù hợp với giá trị sống mà bạn đã lựa chọn. Bạn không còn là "nô lệ" của cảm xúc, mà là "người điều khiển" chúng.

Ví dụ: Một người ở cấp độ tự chủ sẽ cố gắng sống phù hợp với những giá trị mà họ coi trọng. Nếu họ tin vào sự trung thực, họ sẽ cố gắng nói thật trong mọi tình huống, ngay cả khi điều đó khó khăn.

3. Tôi muốn xây dựng mối quan hệ với người khác như thế nào?: Ở cấp độ tự chủ này, bạn không còn bị lệ thuộc vào các mối quan hệ để xác định giá trị bản thân. Bạn có khả năng xây dựng những mối quan hệ lành mạnh, dựa trên sự tôn trọng và bình đẳng. Bạn biết cách quản lý và điều chỉnh cảm xúc của mình trong các mối quan hệ, không để chúng chi phối hay làm tổn thương bạn.

Ví dụ: Một người ở cấp độ tự chủ có thể nhận ra rằng họ đang cảm thấy tức giận với một người bạn, nhưng họ sẽ cố gắng hiểu nguyên nhân của cảm xúc đó và tìm cách giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh và tôn trọng.

Làm thế nào để đạt được điều đó?

Để đạt được sự tự chủ, chìa khóa nằm ở khả năng xem bản thân như một đối tượng, một thực thể có thể được quan sát, phân tích và hiểu rõ. Điều này đòi hỏi bạn phải rèn luyện khả năng tự phản chiếu, nhìn nhận bản thân một cách khách quan và trung thực.

Tức là bạn cần:

  • Lắng nghe tiếng nói nhỏ bên trong mình

  • Tôn trọng các cam kết bên trong mình 

Hãy tưởng tượng tâm trí bạn như một khu vườn rộng lớn. Trong đó, có những bông hoa rực rỡ tượng trưng cho những suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn của riêng bạn, nhưng cũng có những cỏ dại đại diện cho quan điểm, kỳ vọng của người khác đã vô tình bén rễ. Để lắng nghe tiếng nói chân thật của bản thân, bạn cần nhẹ nhàng vun xới khu vườn tâm trí, phân định rõ ràng giữa những bông hoa và cỏ dại.

Điều này có nghĩa là bạn cần phân định rõ ràng giữa:

  • Bạn là ai: Những giá trị cốt lõi, những điểm mạnh và điểm yếu tạo nên con người độc nhất của bạn.

  • Bạn nghĩ gì: Những quan điểm, niềm tin và suy nghĩ của riêng bạn, không bị ảnh hưởng bởi những ý kiến bên ngoài.

  • Bạn muốn gì: Những khát khao, mục tiêu và ước mơ thực sự của bạn, không phải những điều người khác mong đợi ở bạn.

  • Và tại sao bạn muốn điều đó: Động lực sâu thẳm nào thúc đẩy bạn theo đuổi những mục tiêu đó.

Chúng ta thường dễ dàng bị cuốn vào những câu chuyện của người khác, tò mò về cuộc sống và những lựa chọn của họ. Nhưng đã bao giờ bạn dành thời gian để tò mò về chính mình chưa? Chúng ta thường xem nhẹ bản thân, cho rằng mình đã quá hiểu rõ, không còn gì để khám phá.

Nhưng sự thật là, mỗi chúng ta đều là một vũ trụ bí ẩn, luôn thay đổi và phát triển. Việc khám phá bản thân không bao giờ là nhàm chán, mà là một hành trình thú vị và đầy bất ngờ.

Vậy làm thế nào để thực hành sự tò mò? Dưới đây là 3 gợi ý của Mai để bạn thực hành ngay. Cùng xem nhé!

3 bước tự nhận thức để đạt đến tự chủ

1. Câu hỏi số 1: Tôi nghĩ gì?

Khía cạnh đầu tiên của tự chủ là nhận thức sâu sắc về niềm tin, suy nghĩ, cảm xúc và giá trị của bạn.

Thật đáng buồn, phần lớn chúng ta lại không thực sự hiểu rõ mình tin vào điều gì, nghĩ gì và trân trọng điều gì. Chúng ta thường chỉ lặp lại những gì đã nghe hoặc trải nghiệm - từ cha mẹ, bạn bè, cộng đồng, xã hội,... mà không dành thời gian để khám phá và phân tích suy nghĩ của chính mình. Điều này giống như chúng ta tấm tắc khen một món ăn ngon chỉ vì người khác nói vậy, mà chưa từng tự mình nếm thử.

Hơn nữa, phần lớn các cuộc trò chuyện hiếm khi đủ sâu sắc (trừ khi bạn đang trong một buổi trị liệu hay tư vấn, khai vấn) để thực sự thách thức chúng ta suy nghĩ về những gì chúng ta đang nghĩ.

Hãy thử một bài tập nhỏ cùng Mai nhé:

This post is for paid subscribers

Already a paid subscriber? Sign in
© 2025 Kỷ luật tự thân
Privacy ∙ Terms ∙ Collection notice
Start writingGet the app
Substack is the home for great culture

Share